Hiện nay, hoạt động bán hàng phụ thuộc rất nhiều vào internet. Doanh nghiệp lấy internet là “vũ khí” để xây dựng các chiến lược bán hàng, marketing. Công cụ được sử dụng nhiều nhất là email, website, quảng cáo trực tuyến và mạng xã hội (Facebook, Zalo, LinkedIn, Twitter…). Bên cạnh là các kênh tiếp thị truyền thống như quảng cáo trên tivi, radio, quảng cáo in ấn và PR.
Chúng ta phải thừa nhận sự hiệu quả của “hoạt động online” trong việc nâng cao nhận thức khách hàng về thương hiệu của doanh nghiệp. Tuy vậy, cách thức bán hàng trực tiếp vẫn là cách thức hiệu quả để xây dựng lòng trung thành của khách hàng và tăng doanh số bán hàng. Các buổi tiếp xúc trực tiếp là cơ sở để thiết lập mối quan hệ mật thiết với khách hàng. Gia tăng việc tái sử dụng dịch vụ, mua sản phẩm của doanh nghiệp.
Bạn đã từng nghe đến cái gọi là “Ma trận khách hàng – sản phẩm” rồi chứ? Khi tiếp cận trực tiếp khách hàng thì khả năng mà khách hàng sử dụng thêm dịch vụ/sản phẩm mới của doanh nghiệp sẽ gia tăng. Điều này hiệu quả hơn nhiều so với việc bạn điện thoại hoặc gửi email hàng loại đến khách hàng.
1. Bán hàng trực tiếp giúp xây dựng lòng tin và mối quan hệ bền vững với khách hàng
Hãy đối mặt với điều này. Vì tất cả chúng ta đều thích làm việc với các đối tác mà chúng ta tin tưởng. Hay đơn giản là với người mà chúng ta có thể chia sẻ một điểm chung nào đó. Gỡ bỏ rào cản nghi ngờ là bước quan trọng đầu tiên trong hoạt động bán hàng. Nôm na là chúng ta sẽ chẳng nghi ngờ nếu người nói chuyện là bạn của chúng ta.
Đặt câu hỏi đúng. Quan sát và lắng nghe câu trả lời trước khi đưa ra lợi ích của sản phẩm/dịch vụ của bạn. Những tương tác dạng này thực sự khó triển khai khi chúng ta thực hiện qua điện thoại và internet. Sau buổi gặp mặt đầu tiên, có bán được hay không bán được thì các bước tiếp theo cũng sẽ trở nên dễ dàng. Bao gồm cả cách thức chúng ta trao đổi qua điện thoại, email vì mối quan hệ đã được thiết lập. Tiếp tục duy trì, xây dựng và phát triển mối quan hệ. Đích đến cuối cùng là lòng tin, mối quan hệ bền vững.
2. Đỉnh cao của mối quan hệ cá nhân bền vững là khách hàng sẽ sẵn lòng giới thiệu chúng ta với những khách hàng khác. Từ đó gia tăng doanh số bán hàng.
Khi khách hàng của bạn hài lòng về sản phẩm hay dịch vụ của bạn, thì hành động kế tiếp mà bạn cần làm chính là yêu cầu họ giới thiệu bạn với người khác. Điều này chỉ thực hiện được khi mối quan hệ giữa bạn và khách hàng ở mức độ cao.
Khách hàng cảm thấy, tôi nhấn mạnh là cảm thấy nhé:
- Bạn thật sự lắng nghe họ,
- Bạn quan tâm đến lợi ích của họ,
- Bạn trả lời các câu hỏi của họ một cách trung thực,
- Bạn cung cấp cho họ những sản phẩm/dịch vụ tốt nhất của bạn,
- Bạn hỗ trợ tối đa cho họ trong những tình huống khẩn cấp…
Họ sẽ sẵn sàng, vui vẻ giới thiệu bạn đến gia đình của họ, cộng đồng kinh doanh của họ. Điều này thật sự là vô giá, nó đảm bảo cho sự thành công của bạn và doanh nghiệp của bạn.
3. Bán hàng trực tiếp giúp đơn giản hóa những phúc tạp, có được câu trả lời “đồng ý” nhanh hơn
Hoạt động bán hàng là một quy trình đòi hỏi sự phối hợp giữa nhiều bộ phận của doanh nghiệp. Nó phức tạp với người mua. Khách hàng không quan tâm đến sự phức tạp này của doanh nghiệp. Họ muốn vấn đề của họ được giải quyết theo cách nhanh nhất, đơn giản nhất.
Với kinh nghiệm quản lý kinh doanh lâu năm, các khúc mắc của khách hàng cần được giải quyết một cách nhanh nhất. Khi đó, bạn đem lại mức độ hài lòng cao nhất cho khách hàng. Từ đó khả năng chốt hợp đồng, có được sự đồng ý từ khách hàng là cao nhất.
Tóm lại, việc nhân viên kinh doanh tương tác trực tiếp luôn đem lại một mối quan hệ đặt biệt hơn, bền vững hơn với khách hàng. Phương thức này “người” hơn với các phương thức trong thế giới ảo hiện nay. Các phương thức email, truyền thông xã hội có thể dễ dàng bị xóa nhòa, bị đưa vào quên lãng, bị các thông tin khác mới hơn, cuốn hút hơn làm chúng bị trôi ra phía sau. Vì thế, tương tác trực tiếp với khách hàng, gương mặt, giọng nói và biểu hiện của bạn thực tế hơn, tác động mạnh mẽ hơn đến khách hàng và nó dẫn đến một mối quan hệ lâu dài, bền vững.
Bình luận gần đây