Một khái niệm gần đây được nhắc đến nhiều trong đội ngũ anh em làm công tác quản lý dự án chính là Project Charter. Vậy Project Charter là gì? Có vai trò như thế nào trong quản lý dự án? Để xây dựng được Project Charter cần những gì?
Project Charter là gì?
Project Charter là một văn bản xác nhận chính thức bắt đầu dự án. Nếu không có project charter thì dự án không thể bắt đầu. Project Charter ủy quyền cho Giám đốc dự án thực hiện dự án, giao việc và kiểm soát các nguồn tài nguyên dự án trong suốt thời gian thực hiện dự án. Nó cũng cung cấp quyền cho Giám đốc dự án để chi tiêu tiền và sử dụng các nguồn lực khác của công ty.
Project Charter không bao gồm các chi tiết yêu cầu về sản phẩm và cách thực hiện, hoàn thành dự án đó. Thay vào đó nó chứa đựng các mốc chuyển giao sản phẩm.
Project Charter thường bao gồm những thông tin nào?
Mô tả khái quát dự án
Yêu cầu dự án. Liệt kê các yêu cầu của dự án. Các ràng buộc về thời gian, chi phí, nhân sự
Ủy quyền cho ai là người quản lý dự án. Quyền hạn của quản lý dự án.
Các mốc thời gian chính trong chuyển giao sản phẩm.
Liệt kê lý do để có được dự án này.
Để xây dựng được Project Charter cần những gì?
Để xây dựng được Project Charter, quản lý dự án cần thu thập được các dữ liệu sau:
- Thông tin kinh doanh: yêu cầu của khách hàng đối với dự án. Tại sao khách hàng cần thực hiện dự án này?
- Hợp đồng
- Các yếu tố môi trường doanh nghiệp ảnh hưởng đến quá trình thực hiện dự án. Một trong điều cần lưu ý là hệ thống thông tin quản lý dự án, hệ thống này quyết định công việc được triển khai như thế nào và đảm bảo rằng công việc này được thực hiện đúng theo trình tự.
- Nguồn lực của doanh nghiệp. Thông tin này cho bạn biết cách công ty của bạn thường chạy dự án như thế nào. Một trong những nguồn lực quan trọng nhất chính là bài học kinh nghiệm. Bài học kinh nghiệm là nơi bạn biết tất cả các thông tin lịch sử có giá trị mà bạn có thể vướng trong dự án hiện tại và được tiếp tục sử dụng cho các dự án trong tương lai.
Bình luận gần đây