Chỉ số Bollinger Band là công cụ kỹ thuật làm nổi bật giá chứng khoán trong ngắn hạn. Mua khi giá cổ phiếu vượt qua dải dưới thường giúp các nhà đầu tư kiếm được lợi nhuận. Lợi nhuận có được khi giá di chuyển ngược lên đường SMA.
Giao dịch trong kênh giá của dải Bollinger Band
Giao dịch trong kênh giá của dải Bolliger Band là sử dụng dải trên là ngưỡng kháng cự và dải dưới là ngưỡng hỗ trợ. Bất cứ khi nào biến động giá cham vào các vùng hỗ trợ và kháng cự này, giao dịch sẽ được thực hiện ngay lập tức.
Phương pháp này có những ưu và nhược điểm sau:
- Phù hợp với giai đoạn thị trường đi ngang và tích lũy với mức sinh lại không cao.
- Khi giá có biến động vượt khỏi dải trên/dưới sẽ đi theo xu hướng mới. Lúc này những tín hiệu đóng/mở vị thế cũ sẽ không còn chính xác.
- Khi phạm vi dải mở rộng hơn, sẽ cho thấy biến động tăng lên. Một xu hướng mới đang được hình thành. Bất kỳ biến động nào của dải Bollinger Band cũ cũng trở nên thiếu hợp lý.
Giao dịch tại điểm “bứt phá – breakout”
Chuỗi biến động giá đi ngang kéo dài sẽ làm mượt các biến động giá ngắn hạn. Hệ thống giao dịch theo xu hướng có lợi nhất là tại các điểm đường giá tạo điểm “bứt phá” khỏi cận trên/dưới.
Nhà đầu tư có thể canh nhịp điều chỉnh lại sau các phiên bứt phá để mở/đóng vị thế hiện tại. Một phiên bứt phá khỏi dải Bollinger Band cho thấy 90% xu hướng giá trước đó đã thay đổi theo hướng đột phá.
Biến động giá
Biến động giá thấp thường cho thấy những xu hướng yếu và mô hình dễ thất bại. Biến động cao liên quan đến một xu hướng mạnh. Bằng cách theo dõi sự biến động, nhà đầu tư có manh mối cho xu hướng sắp diễn ra.
Nếu biến động không tăng đủ mạnh để phá vỡ giá, mô hình tăng/đảo chiều hoặc các mốc kháng cự/hỗ trợ sẽ bị suy yếu nhanh chóng. Do đó, biến động có thể được sử dụng để xác nhận thay đổi xu hướng. Hoặc có thể được sử dụng như một cảnh báo mọi thứ sắp thay đổi.
Bình luận gần đây