Trong thời đại internet, khi hoạt động kinh doanh giữa các doanh nghiệp đến trực tiếp người tiêu dùng cuối (B2C), hoặc từ doanh nghiệp đến doanh nghiệp (B2B) ngày càng gia tăng thông qua thương mại điện từ, thì câu hỏi đặt ra cho tình thế này là “Liệu doanh nghiệp còn cần nhân viên bán hàng”? Thương mại điện tử giúp khách hàng có thể truy cập trực tuyến để xem hình ảnh của sản phẩm, lựa chọn các dịch vụ. Họ có thể xem xét, quyết định thanh toán ngay lập tức để có được sản phẩm hay dịch vụ. Nếu thế thì liệu khách hàng vẫn cần phải nói chuyện với một nhân viên bán hàng?
Câu trả lời là CÓ.
Nhân viên bán hàng gia tăng thêm giá trị đáng kể trong quá trình tương tác khách hàng, đặc biệt là khi nói đến việc mua các sản phẩm hoặc dịch vụ phức tạp. Thực tế khi các công ty triển khai thương mại điện tử là họ đang cố gắng loại bỏ “lực lượng bán hàng truyền thống” của họ và để cho khách hàng tự quyết định việc mua hàng. Nhưng họ sẽ nhanh chóng nhận ra rằng khi khách hàng chọn không được sản phẩm “phù hợp” thì họ có xu hướng tìm kiếm giải pháp từ một đối thủ cạnh tranh.
Hay suy nghĩ về mối quan hệ bác sĩ và bệnh nhân. Khi bạn đến bác sĩ, bạn không chỉ cần một toa thuốc, mà bạn còn cần nghe sự chuẩn đoán bệnh từ một người chuyên gia để bạn thật sự khỏe lên. Vậy thì nhân viên bán hàng chuyên nghiệp cũng có vai trò tương tự như thế. Họ đánh giá các vấn đề và mục đích của khách hàng, làm việc với khách hàng và phác thảo một chiến lược, giúp khách hàng lựa chọn công cụ, sản phẩm/dịch vụ phù hợp để giải quyết vấn đề của khách hàng.
Công nghệ đã làm thay đổi cách bán hàng được giao dịch, nhưng cuối cùng, nó vẫn còn tất cả về mối quan hệ. Và đối với một mối quan hệ phát triển mạnh, khách hàng cần sự hiểu biết của con người.
Một nhân viên kinh doanh của một công ty chuyên cung cấp các vật dụng trong nhà hàng có thể có được một danh sách khách hàng của một khu vực cụ thể (bằng cách tự điều tra, hoặc mua lại cơ sở dữ liệu). Tuy nhiên, anh ta hiểu rằng việc cung cấp này không thể dễ dàng như vậy. Anh ta có thể chuyển hướng tiếp cận đến nhóm khách hàng là các quán bar, café. Chắc chắn việc làm này chỉ có thể thực hiện bằng con người. Điều này còn trong lĩnh vực dịch vụ như tư vấn pháp luật, thuế, kế toán doanh nghiệp còn rõ ràng hơn.
Công nghệ chắc chắn có vai trò quan trọng trong mối quan hệ này. Với các công cụ kỹ thuật đúng, nhân viên kinh doanh có thể làm việc một cách hiệu quả hơn. Họ có thể phải loại bỏ 1 vài chỗ không cần thiết trong quy trình để theo dõi khách hàng tiềm năng, nhận ra các thông tin triển vọng về khách hàng, cách thức mà khách hàng đang tiếp cận và tìm kiếm giải pháp cho vấn đề của họ bằng cách sử dụng các công nghệ bán hàng tốt hiện nay trên thị trường như CRM, Soho CRM, SugarCRM. Nhưng quan trọng hơn, việc sử dụng công nghệ giúp sắp xếp hợp lý các quy trình bán hàng để nhân viên bán hàng có thêm thời gian để tập trung vào khách hàng.
Bằng cách tinh giản quy trình, công nghệ cho phép các chuyên gian bán hàng có thêm không gian để hiểu biết sâu sắc về thị trường, kiến thức về sản phẩm để đưa đến giải pháp tốt hơn, đúng đắn hơn, phù hợp hơn với khách hàng. Công nghệ đã làm thay đổi phương thức bán hàng, nhưng cuối cùng thì bán hàng vẫn chính là mối quan hệ, và mối quan hệ bền vững, phát triển thực sự cần sự hiểu biết giữa con người với con người. Điều này giải thích vì sao nhân viên bán hàng vẫn còn quan trọng.
Bằng tinh giản quy trình cốt lõi, công nghệ bán hàng cho các chuyên gia bán hàng không gian để cung cấp chuyên môn thị trường sâu sắc và kiến thức sản phẩm cho khách hàng. Nó cho phép họ để đảm bảo khách hàng có được những giải pháp đúng. Công nghệ đã làm thay đổi cách bán hàng được giao dịch, nhưng cuối cùng, nó vẫn còn tất cả về mối quan hệ. Và đối với một mối quan hệ phát triển mạnh, khách hàng cần sự hiểu biết của con người. Đó là lý do tại sao nhân viên bán hàng vẫn còn quan trọng.
Bình luận gần đây